Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá vàng tâm chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành.
Cuống hoa vàng tâm dài 1 - 2cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4 - 5,5cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn.
Vàng tâm có tên khoa học Magnolia fordiana là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan. Cây xanh, cao 25 - 30 m, đường kính thân cây 70-80 cm.
Vỏ cây có màu xám trắng, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá Vàng tâm là chất da, dày, hình bầu dục dài, dày 5 - 17 cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, cuống lá dài 1,4 cm, màu nâu đỏ.
Hoa Vàng tâm thuộc loại lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2 cm, cánh hoa màu trắng, nhị nhiều, lá noãn nhiều, xếp như hình xoắn ốc, có mùi thơm nhẹ, hương lâu. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Mùa hoa Vàng tâm vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, mùa quả khoảng tháng 9, tháng 10.
Hòm gỗ vàng tâm
Quả của cây Vàng tâm có hình trứng hay tròn - trứng, dài 4 - 5,5 cm.
Cây Vàng tâm được tái sinh bằng hạt và có tốc độ tăng trưởng trung bình.
Gỗ vàng tâm tốt, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, có giá trị tương đương với cây sưa. Vàng tâm có độ bền cao với tuổi thọ lên tới hàng nghìn năm
Đặc điểm sinh học của cây gỗ vàng tâm
Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt. tốc độ tăng trưởng trung bình.
Nơi sống và sinh thái của cây vàng tâm
Mọc rải rác. trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình.
Phân bố:
Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An (Quỳ Châu), Quảng Bình (Bố Trạch: Ba Rền).
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị của cây vàng tâm
Gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm.
Tình trạng hiện tại của cây vàng tâm
Sẽ nguy cấp. Gỗ qúi nên đã bị khai thác nhiều dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Mức độ đe dọa: Bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cần khai thác có mức độ. Tìm nguồn giống đưa vào gieo ươm trồng rừng. Đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 185.
*Vàng tâm thuộc nhóm gỗ quý có độ bền cao đặc biệt là trong môi trường nước, và có thể tồn tại hàng nghìn năm vì vậy loại gỗ quý này được dùng làm các sản phẩm là tiểu, quách và một số đồ thờ cúng khác.